Các sự kiện dẫn đến khởi nghĩa Khởi nghĩa Jeju

Thị uy Sam-Il

Cư dân Jeju bắt đầu kháng nghị bầu cử một năm trước khi nó diễn ra. Đặc biệt quan tâm về việc bán đảo bị phân chia vĩnh viễn, Đảng Lao động Nam Triều Tiên (SKLP), một đảng anh em với Đảng Cộng sản Triều Tiên ở miền Bắc, lập kế hoạch tập hợp vào ngày 1 tháng 3 năm 1947 để lên án bầu cử và đồng thời tổ chức kỷ niệm Phong trào độc lập 1 tháng 3.[4]:153[5]:28 Một nỗ lực của chính phủ quân sự nhằm giải tán đám đông chỉ khiến có thêm nhiều cư dân Jeju ra ngoài ủng hộ thị uy. Trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm bình ổn đám đông huyên náo, binh sĩ Hoa Kỳ và cảnh sát Hàn Quốc bắn cảnh cáo phía trên đầu họ. Mặc dù các phát súng bình ổn thành công những người thị uy, song một phát đạn bắn trúng và làm chết một em bé sáu tuổi[4]:154[5]:28

Sự kiện nhà tù Chong-myon

Trong ngày 8 tháng 3 năm 1947, một đám đông khoảng một nghìn người thị uy tập hợp trước nhà tù Chong-myon, yêu cầu phóng thích các thành viên SKLP bị chính phủ bắt giam trong Thị uy Sam-Il. Khi những người thị uy bắt đầu ném đá và sau đó là xông vào nhà tù, cảnh sát bên trong bắn vào họ trong tình trạng hoảng sợ, khiến 5 người thiệt mạng. Đáp lại, các thành viên SKLP và những người khác kêu gọi chính phủ quân sự thực hiện hành động chống các cảnh sát viên khai hỏa vào đám đông. Song thay vào đó, có thêm 400 cảnh sát viên được đưa từ đại lục ra đảo, cùng với một tổ chức chống tả khuynh cấp tiến gọi là Hội Thanh niên Tây Bắc, để giúp duy trì trật tự.[4]:154 Mặc dù hai nhóm đều sử dụng các chiến thuật bạo lực và thô bạo trong hành động đàn áp cư dân địa phương, song hành động của Hội Thanh niên Tây Bắc mang tính khủng bố sát sườn.[1]:99[3][4]:155 (Merrill, 155; Deane 58; Johnson, 99). Nhận thấy 20% dân số Jeju (60.000 người) là thành viên SKLP và 80% phần trăm còn lại có cảm tình với SKLP, sự xuất hiện của cá tổ chức hữu khuynh cấp tiến này và lực lượng quân cảnh khiến căng thẳng tại Jeju đột ngột gia tăng.[4]:157

Tổng đình công tháng 2 năm 1948

Khi ngày tổng tuyển cử 10 tháng 5 năm 1948 đến gần, các nhà lãnh đạo của SKLP cứng rắn hơn trong hành động phản đối sự tham dự của UNTCOK vào công việc của Triều Tiên. Trong tháng 1 năm 1948, thủ lĩnh của đảng là Pak Hon Yong kêu gọi các thành viên của SKLP ở phía nam vĩ tuyến 38° Bắc phản đối bầu cử bằng bạo lực. Tại Jeju, các thành viên SKLP phản ứng lời kêu gọi này bằng cách tấn công các cơ sở của chính phủ và chiến đấu với cảnh sát trong xung đột công khai. Những cuộc đụng độ giữa các du kích quân SKLP với tổ chức hữu khuynh và cảnh sát tiếp tục đến tháng 3 năm 1948.[4]:164

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khởi nghĩa Jeju http://dwb.beaufortgazette.com/local_news/military... http://books.google.com/books?id=8yupvBRohJ4C&pg=P... http://www.jejuweekly.com/news/articleView.html?id... http://www.jejuweekly.com/news/photoView.html?idxn... http://terms.naver.com/entry.nhn?docId=1141380&cid... http://www.newsweek.com/2000/06/18/ghosts-of-cheju... http://www.newsweek.com/id/85131 http://koreatimes.co.kr/www/news/culture/2013/03/1... http://www.jeju43.go.kr/english/sub05.html http://www.jeju43.go.kr/sub/catalog.php?CatNo=27